Tin Nổi Bật
16 545847 1378577769 LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

Cập nhật ngày 28/12/2015. By admin Ngọc Lâm

mam non634722411607656250 LẬP BÁO CÁO HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Thủ tục xác nhận việc thực hiện các nội dung của ...

eco friendly img2 500x250 Kế hoạch Bảo Vệ Môi Trường (Thay thế Cam Kết BVMT)

Kế hoạch bảo vệ môi trường là quá trình phân tích, ...

lhp LẬP HỒ SƠ XIN RÚT KHỎI DANH SÁCH ĐEN

Hướng dẫn trình tự thực hiện cơ sở đã hoàn thành ...

lap ho so xin giay phep khai thac nuoc ngam cap bo325 LẬP HỒ SƠ XIN PHÉP KHAI THÁC NƯỚC NGẦM

Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt ...

images LẬP HỒ SƠ XIN PHÉP XẢ THẢI

Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

frog doctor and recycle bin 3d LẬP SỔ ĐĂNG KÍ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Theo những quy định của bộ Tài Nguyên và Môi ...

11seudaudo 8d876 ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT

Cập nhật ngày 30/09/2015. By admin Ngọc Lâm

tai lieu download CÁC HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP CẦN CÓ KHI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Công ty SEEN luôn cập nhật những quy định, văn bản ...

Facebook Like Box
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

Công ty SEEN luôn cập nhật những quy định, văn bản luật mới nhất phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của Quý doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Chúng tôi luôn đồng hành trong sự nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường của Quý doanh nghiệp.

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc thực hiện các hồ sơ thủ tục và lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn thích hợp với đơn vị mình để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hãy liên hệ trực tiếp tới công ty SEEN qua đường dây nóng:

-          Tư vấn môi trường: Mrs. Ngọc Lâm 08.66802555 / 0987327949

-          Tư vấn kỹ thuật: Mr.Trung 0917807539 / 0972796150

 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn sự hài lòng cao nhất về hiệu quả và chất lượng.

 

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 90, Khoản 6 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường và một số điều của Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

       Thông tư 36/2015/TT-BTNMT gồm 6 chương trong đó:

       Chương II: Danh mục chất thải nguy hại và yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý chất thải nguy hại.

       Chương III: Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; trình tự cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép chất thải nguy hại.

       Thông tư quy định Tổng cục Môi trường có trách nhiệm cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH) cho các đơn vị trên toàn quốc, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải cho các đơn vị phát sinh CTNH trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ nguồn thải và Chủ xử lý CTNH phải báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) theo mẫu và nộp theo quy định./.

 

Xem toàn văn sau đây:

 

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2015/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2015

 

THÔNG TƯ

Về quản lý chất thải nguy hại.

 

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về quản lý chất thải nguy hại.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết Khoản 3 Điều 90, Khoản 6 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường; Khoản 3 Điều 8, Khoản 11 Điều 9, Khoản 7 Điều 10, Khoản 5 Điều 11, Khoản 1 Điều 13, Khoản 6 Điều 49, Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH).

Điều 3. Đơn vị tính số lượng CTNH

Số lượng CTNH trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là kilôgam (sau đây viết tắt là kg).

Điều 4. Quy định về xác thực hồ sơ, giấy tờ và uỷ quyền

1. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ, kế hoạch và báo cáo quy định tại Thông tư này không phải chứng thực nhưng phải được tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai hoặc dấu treo vào từng trang bản sao và chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản sao trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.

2. Các hồ sơ, kế hoạch, chứng từ và báo cáo được tổ chức, cá nhân lập theo quy định tại Thông tư này phải được đóng dấu giáp lai hoặc đóng dấu treo vào từng trang để xác thực trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.

3. Việc ủy quyền để ký, đóng dấu các hồ sơ, hợp đồng, chứng từ, kế hoạch, báo cáo lập theo quy định tại Thông tư này được thực hiện như sau:

a) Chủ nguồn thải CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở phát sinh CTNH được ghi trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH;

b) Chủ xử lý CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH được cấp theo quy định tại Thông tư này;

c) Chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ được ủy quyền cho các cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH được ghi trong Giấy phép hành nghề quản lý CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;

d) Chủ vận chuyển CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu hủy CTNH chỉ được ủy quyền cho cơ sở được ghi trong Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Chương II

DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT, QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 5. Danh mục CTNH, mã CTNH, mã số quản lý CTNH

1. Danh mục CTNH và mã CTNH (mã của từng CTNH) quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mã số quản lý CTNH là mã số của Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH (tên gọi chung cho Giấy phép hành nghề quản lý CTNH, Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH, Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH được cấp theo quy định có trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành).

Điều 6. Phân định, phân loại CTNH

1. Việc phân định CTNH thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (sau đây viết tắt là QCKTMT) về ngưỡng CTNH.

2. CTNH phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ các thời điểm:

a) Khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH;

b) Khi chuyển giao CTNH đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH.

3. Trường hợp CTNH được đưa vào tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở sau khi phát sinh thì dựa vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại.

Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH

1. Chủ nguồn thải CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 9 Điều này.

2. Bố trí khu vực lưu giữ CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Yêu cầu khi chuyển giao CTNH:

a) Chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp;

b) Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH phải tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu huỷ chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

4. Sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp sau:

a) Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở;

b) Trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 24 Thông tư này.

5. Sau thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ phía tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Tổng cục Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Lập và nộp các báo cáo:

a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, chủ nguồn thải CTNH chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động;

b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

8. Áp dụng đồng thời việc kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

9. Trường hợp tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH thì phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến các điều kiện cấp phép xử lý CTNH

1. Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.

3. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một Giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.

4. Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và trạm trung chuyển CTNH (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải xây dựng đầy đủ các nội dung về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị; các kế hoạch về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa và ứng phó sự cố, đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm, xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH theo các nội dung tương ứng quy định tại Phụ lục 5 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý CTNH phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn quy định tại Khoản 5 Điều này với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).

Điều 9. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ xử lý CTNH

1. Chủ xử lý CTNH thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP với các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định từ Khoản 2 đến Khoản 13 Điều này.

2. Thực hiện biện pháp quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình vận chuyển CTNH; báo cáo cơ quan cấp phép về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng bàn giao phương tiện vận chuyển không chính chủ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.

3. Khi tham gia vận chuyển trong nội địa đối với CTNH vận chuyển xuyên biên giới thì phải phối hợp với chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải CTNH để tuân thủ các quy định của Công ước Basel theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

4. Khi có nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không được ghi trong Giấy phép xử lý CTNH thì phải có văn bản báo cáo Tổng cục Môi trường xem xét, chấp thuận. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

5. Lập các loại báo cáo:

a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo;

b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Báo cáo cơ quan cấp phép về các thay đổi đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự (người đại diện theo pháp luật và các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) hoặc các chương trình, kế hoạch trong hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép xử lý CTNH so với khi được cấp phép.

6. Lập: sổ giao nhận CTNH để theo dõi tên, số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị chuyển giao hoặc tiếp nhận CTNH với cơ sở xử lý CTNH của mình, bảo đảm khớp với chứng từ CTNH; nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý CTNH; sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ CTNH; hồ sơ trực tuyến theo dõi hành trình phương tiện vận chuyển bằng GPS và cung cấp quyền truy cập cho cơ quan cấp phép; cơ sở dữ liệu quan trắc tự động liên tục (nếu có).

7. Trường hợp chủ xử lý CTNH đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, việc thực hiện các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được tích hợp trong nội dung các báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký về quản lý CTNH.

8. Khi 02 (hai) tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên kết trong đó một bên chỉ thực hiện việc vận chuyển CTNH và chuyển giao trách nhiệm xử lý cho bên còn lại (bao gồm cả cơ sở đang vận hành thử nghiệm xử lý CTNH) thì bên chuyển giao hoặc tiếp nhận phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hợp đồng đến Tổng cục Môi trường xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. Trường hợp chấm dứt, thay đổi, bổ sung hoặc gia hạn hợp đồng thì phải có văn bản để Tổng cục Môi trường xem xét. Thời hạn Tổng cục Môi trường trả lời bằng văn bản là 15 (mười lăm) ngày làm việc. Việc chuyển giao chỉ được thực hiện giữa hai bên theo hợp đồng được Tổng cục Môi trường chấp thuận, không được phép chuyển giao CTNH cho bên thứ ba.

9. Áp dụng việc kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của Tổng cục Môi trường.

10. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo cáo quản lý CTNH và các hồ sơ, tài liệu liên quan.

11. Trường hợp thay đổi người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của cơ sở xử lý CTNH theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thì người thay thế phải có chứng chỉ quản lý CTNH trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày thay thế người quản lý, điều hành.

12. Phải vận chuyển CTNH về cơ sở xử lý để xử lý bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH đã được cấp phép sau khi tiếp nhận từ chủ nguồn thải CTNH, trừ trường hợp chuyển giao cho cơ sở xử lý CTNH khác quy định tại Khoản 3, Khoản 8 Điều này.

13. Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị vận chuyển, xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) đã được cấp phép và công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển (nếu có) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình vận hành.

Điều 10. Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường

1. Quản lý, kiểm tra điều kiện, hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH do Tổng cục Môi trường cấp.

2. Sao gửi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Quyết định thu hồi Giấy phép do mình cấp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý được cấp phép và công khai thông tin trên trang thông tin điện tử do Tổng cục Môi trường quản lý.

3. Tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ CTNH và báo cáo quản lý CTNH trực tuyến; tổ chức việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình cấp Giấy phép xử lý CTNH.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1.Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

2. Quản lý hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép quản lý CTNH do mình cấp.

3. Công khai thông tin về Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH do mình cấp trên Cổng thông tin điện tử (nếu có).

4. Lập các báo cáo:

a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (C) ban hành kèm theo Thông tư này (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm) trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo tương ứng, bao gồm cả nội dung về việc thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Thông tư này (nếu có);

b) Báo cáo đột xuất về quản lý CTNH theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Có văn bản trả lời văn bản lấy ý kiến của Tổng cục Môi trường theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Thông tư này.

Chương III

ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mục 1. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Điều 12. Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.

2. Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH:

a) Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn giữa một trong hai đối tượng này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;

c) Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc được lựa chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh.

3. Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:

a) Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;

b) Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);

c) Cơ sở dầu khí ngoài biển.

Điều 13. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) 01 (một) bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương;

c) Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ đối với trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này được thay thế bằng báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:

a) Chủ nguồn thải CTNH (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này) lập 01 (một) hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để hoàn thiện hồ sơ;

c) Chủ nguồn thải CTNH sau khi nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điểm a Khoản này được coi là hoàn thành trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường khi có văn bản tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm (trường hợp gửi qua bưu điện), trừ trường hợp có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Điểm b Khoản này. Văn bản tiếp nhận hoặc giấy xác nhận nêu tại Điểm này có giá trị pháp lý tạm thời để thay thế Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong thời gian thực hiện thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH thì thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cụ thể như sau:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đầy đủ, hợp lệ. Thời gian kiểm tra đối với một cơ sở không quá 02 (hai) ngày làm việc;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (B) ban hành kèm theo Thông tư này với 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chủ nguồn thải CTNH sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

4. Trường hợp không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này:

a) Chủ nguồn thải CTNH lập báo cáo quản lý CTNH lần đầu theo quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản tiếp nhận ngay khi nhận được báo cáo quản lý CTNH. Văn bản tiếp nhận này hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm kèm theo một bản sao báo cáo quản lý CTNH lần đầu nêu trên có giá trị tương đương Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Điều 15. Cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

1. Chủ nguồn thải CTNH quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải đăng ký để được cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải:

a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký cấp lần đầu.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được thực hiện theo quy định từ Khoản 1 đến Khoản 3 Điều 14 Thông tư này.

4. Số thứ tự các lần cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và các lần cấp lại tiếp theo.

Mục 2. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; thu hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc Giấy phép quản lý
chất thải nguy hại

Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép xử lý CTNH; thu hồi Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH

1. Tổng cục Môi trường cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư này và thu hồi Giấy phép quản lý CTNH do Tổng cục Môi trường đã cấp.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi Giấy phép quản lý CTNH do mình cấp.

Điều 17. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH

1. Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (A.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

2. 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

3. 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

4. Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có) quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Các mô tả, hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (C) ban hành kèm theo Thông tư này. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.

Điều 18. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý CTNH

1. Tổ chức, cá nhân nộp 02 (hai) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này đến Tổng cục Môi trường để xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH. Tổ chức, cá nhân lựa chọn nộp 02 (hai) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH đồng thời hoặc sau thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường xem xét và có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo trình tự sau:

a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này (hoặc kể từ ngày nhận được bản kế hoạch vận hành thử nghiệm trong trường hợp nộp sau khi kết thúc thời hạn xem xét nội dung hồ sơ), Tổng cục Môi trường xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và thông báo để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung nếu nội dung không đầy đủ, phù hợp với cơ sở xử lý CTNH;

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (D) ban hành kèm theo Thông tư này với thời gian thử nghiệm không quá 06 (sáu) tháng (kèm theo 01 (một) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH được Tổng cục Môi trường đóng dấu xác nhận).

3. Sau khi có văn bản chấp thuận của Tổng cục Môi trường, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định như sau:

a) Được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH để vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;

b) Thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường ít nhất 03 (ba) lần tại các thời điểm khác nhau. Chỉ lấy mẫu quan trắc môi trường khi các hệ thống, thiết bị xử lý hoạt động ở công suất tối đa. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Môi trường kiểm tra đột xuất cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm xử lý CTNH;

c) Trường hợp có nhu cầu gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm xử lý CTNH thì phải có văn bản giải trình gửi Tổng cục Môi trường chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc trước ngày hết hạn ghi trong văn bản chấp thuận; việc vận hành thử nghiệm không được gia hạn quá 01 (một) lần trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Trường hợp phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vượt QCKTMT mà không có biện pháp khắc phục ngay thì phải tạm ngừng hoạt động các hệ thống, thiết bị xử lý để có phương án giải quyết trước khi vận hành trở lại theo kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo Tổng cục Môi trường.

4. Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, tổ chức, cá nhân nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm theo quy định sau đây:

a) Nộp 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (Đ) ban hành kèm theo Thông tư này đến Tổng cục Môi trường. Trường hợp trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà không có báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn hoặc giải trình gửi Tổng cục Môi trường thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;

b) Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt QCKTMT, có nội dung không đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH, Tổng cục Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh, hoàn thiện hoặc vận hành thử nghiệm lại.

5. Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý CTNH:

a) Tổng cục Môi trường lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH; thời điểm văn bản lấy ý kiến không muộn hơn thời điểm Tổng cục Môi trường có văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận văn bản của Tổng cục Môi trường, trường hợp không đồng thuận phải nêu rõ lý do.

6. Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH và có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý CTNH, trạm trung chuyển CTNH (nếu có) đồng thời lựa chọn tiến hành một trong hai hoạt động sau để đánh giá điều kiện và cấp Giấy phép xử lý CTNH:

a) Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép xử lý CTNH, thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực có liên quan;

b) Tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.

7. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản hoặc kết hợp trong biên bản kiểm tra quy định tại Khoản 6 Điều này cho tổ chức, cá nhân để đáp ứng, thực hiện hoặc giải trình.

8. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp theo quy định, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Giấy phép xử lý CTNH.

9. Giấy phép xử lý CTNH được quy định như sau:

a) Giấy phép xử lý CTNH có 02 (hai) bản gốc theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 (E) ban hành kèm theo Thông tư này: 01 (một) bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến chủ xử lý CTNH và 01 (một) bản lưu tại Tổng cục Môi trường;

b) Giấy phép xử lý CTNH có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký được Tổng cục Môi trường đóng dấu xác nhận;

c) Giấy phép xử lý CTNH có 01 (một) mã số quản lý CTNH theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Trong quá trình tiến hành thủ tục, nếu quá 06 (sáu) tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng ký được xem xét lại từ đầu.

Điều 19. Cấp lại Giấy phép xử lý CTNH

1. Trường hợp cấp lại Giấy phép xử lý CTNH được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

2. Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý CTNH:

a) Đơn đăng ký theo quy định tại Phụ lục 5 (A.2) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các báo cáo, bản sao các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục 5 (B.2) ban hà

Thông Tin Liên Hệ

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CN MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

SaiGon Equips & Environment Technology Co.,ltd

VP : Số 45/9/21, đường 59, P.14, Q.Gò Vấp, TP.HCM

ĐT: (08) 66802.555 - 8 66827127
Fax:  (08)62890.896
MST: 0312419276
Email:  info@seentech.vn

Web: seentech.vn

Hỗ Trợ trực tuyến
Mrs.Lâm - Tư Vấn 08.66802555 / 0987327949
Mr.Trung - Kỹ Thuật 0917807539 / 0972796150
logo doi tac 02
hung hau
tin thinh
cases
logo
minh dat food
khanpharco
mu to
logo doi tac 03
logo doi tac 01
logo doi tac 05
logo doi tac 06
logo doi tac 07